Lễ cưới hỏi truyền thống Việt Nam

Hãy cùng tìm hiểu những thủ tục và nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam từ lễ cưới hỏi, lễ cưới công giáo, lễ cưới miền nam, trung, bắc, lễ cưới miền tây, bên cạnh đó là trong một lễ cưới gồm những gì và hình ảnh một số lễ cưới đẹp cùng với Nui Wedding nhé!  

Lễ cưới truyền thống Việt Nam

Lễ cưới được xem là chuyện trọng đại của cả đời người, nên mọi thủ tục cưới hỏi theo phong tục của Việt Nam, luôn được chuẩn bị  một cách chỉn chu cũng như mang đậm tính truyền thống,  điều đó nhằm thể hiện sự trân trọng cội nguồn, giữ gìn những gì tinh túy nhất trong lễ cưới truyền thống của người Việt.

Phong tục cưới thì mỗi miền sẽ mỗi khác, có nhiều nơi sẽ có nhiều có những nghi thức phức tạp, cầu kỳ nhưng ngược lại có nhiều nơi sẽ có nghi thức đơn giản hơn. Sau đây Nui Wedding chia sẻ một số thông tin về phong tục lễ cưới hỏi đến các anh chị!

Đám cưới truyền thống nước ta

Lễ cưới ba miền

Lễ cưới ở miền Bắc

Dạm ngõ 

Là lễ ra mắt chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để người lớn thưa chuyện với nhau. Sau lễ này, người con gái được xem như là có nơi có chốn, bước đầu tiên đến chuyện hôn nhân của cả hai về sau. 

Lễ hỏi

Khi chàng trai và cô gái sẵn sàng cho một bước tiếp theo nhằm xây dựng tổ ấm, lễ hỏi được tiến hành. Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con cho nhà trai. Đây là bước khởi đầu để cặp đôi về chung một nhà của cô dâu và chú rễ. Lễ này còn gọi là lễ đính hôn. Chủ hôn bên nhà trai sẽ đại diện trình lễ vật với nhà gái và thắp hương cáo gia tiên. Sau khi được chấp thuận, hai bên bàn bạc chi tiết tổ chức lễ cưới cho đôi tân giai nhân.

Mâm tráp trong lễ hổi truyền thống

Lễ vật trong lễ hỏi gồm năm khay mâm quả:

  • Mâm trầu cau với 105 quả cau với ý nghĩa thay cho câu nói trăm năm hạnh phúc.
  • Mâm quả trà và rượu, bên cạnh còn có phong bì tiền để góp phần dọn tiệc họ nhà gái chuẩn bị cho đám hỏi hôm đó cùng với đôi bông tai vàng hoặc nhẫn vàng. Phong bì này sẽ gửi cho ba mẹ cô dâu. Ngoài những quà sính lễ như vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao thêm cho cô dâu một phong bì tiền mừng dâu. Số tiền này ngay sau đó cũng được ba mẹ cô dâu trao lại cho hai vợ chồng. Vào lúc nhà trai ra về, các khay mâm quả phải lật ngửa nắp để cho thấy nhà gái đã tiếp nhận lễ vật.
  • Nem chả với số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả được khắc đôi long phụng trang nghiêm. Cũng có nhà theo phong tục cũ đi thêm một mâm quả bánh xu xê.

Lễ cưới

Sau khi ăn hỏi khoảng 1 tháng, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, nhưng ngày nay với sự tiến bộ của xã hội, dần dần lễ cưới cũng được đơn giản hóa.

Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt.

Của hồi môn là một trong những nghi thức truyền thống trong ngày rước dâu

Lễ cưới miền Trung

Nghi thức tổ chức lễ cưới

Ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ.

 Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai.

Khung ảnh cô dâu chú rể 'trả duyên

Người miền Trung không có tục thách cưới

Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê.

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ đi cùng với con gái đến nhà trai. Đến nhà trai bố mẹ nhà gái sẽ dặn dò, nói chuyện khéo léo với bên nhà trai như kiểu gửi gắm con gái mình cho đàn trai.

Sau khi rước dâu về nhà đàn trai, ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống mới tại nhà chồng.

Tính cầu kỳ của người miền Trung tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không ầm ĩ, ồn ào, thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót.Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn.

Nghi thức bưng quả truyền thống

Lễ Cưới Miền Nam

Nghi thức tổ chức lễ cưới

Vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái. 

Lễ gia tiên luôn là khâu quan trọng để gặp mặt gia đình hai bên

Quy trình tổ chức lễ cưới

Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

Sau đó cả cô dâu và chú rể sẽ làm nghi thức cúng tổ tiên ông bà, xin phép gọi nhau là vợ- chồng. Kết thúc nghi thức cúng tổ tiên, cả hai sẽ có bữa cơm cùng gia đình hai bên ra mắt hai họ.

Lễ cưới miền Tây

Các nghi lễ cưới hỏi ở miền Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở khu vực nông thôn, theo lễ cưới truyền thống Việt Nam, với các nghi lễ từ lâu đời nay trong cưới hỏi bao gồm lục lễ hay chính xác hơn là 6 lễ, đó là: lễ giáp lời, thông gia, cầu thân, đám nói, đám cưới, và phản bái.
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã quan niệm nếu tìm vợ chồng không  phù hợp trong ngũ hành tương sinh, cuộc sống sẽ dễ bề không được hòa thuận, chính vì điều đó mà phong tục xem tuổi từ lâu đã tồn tại trong tâm linh người Việt, điều đó cũng được xem như một lẽ tiên quyết và tất yếu. Vì vậy, khi nhà cô dâu sẽ được nhận một canh thiếp (giấy ghi họ tên, năm sinh, ngũ hành,…) của nhà trai xem có hợp tuổi với con gái mình không, sau đó quyết định ngày để nhà trai mang lễ vật đến dạm ngõ. Sau khi thống nhất được ngày lành tháng tốt, cả hai nhà sẽ dùng tre để dựng rạp cưới, và tự trang trí bằng các cây lá mình có bằng đủng đỉnh hay lá dừa,…
Đám cưới miền Tây

Đám cưới tôn giáo

Đám cưới công giáo

Đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo) có nhiều đức tin và nhiều nghi lễ khác nhau. Trong đó, nghi thức cưới trong lễ công giáo được khá nhiều người quan tâm, kể cả những người ngoại đạo, nghi thức này được diễn ra trong nhà thờ khi một trong hai hoặc cả cô dâu vàchú rể đều theo tôn giáo này.

Trong giáo hội Công giáo, việc kết hôn được xem như một  “bí tích hôn nhân”. Mang đến ý nghĩa về sự hợp tác giữa một nam và một nữ thông qua đức tin và truyền giáo.

Lễ cưới công giáo

Bí tích hôn nhân của đạo công giáo

Người theo đạo Công giáo tin rằng, khi được nhận bí tích hôn nhân với hình thức chính thức, các cặp đôi sẽ nhận đượ sực chúc phúc yêu thương từ Chúa, và sống một cuộc đời chung thủy với nhau. Đây cũng được xem là một giao ước được chính Chúa Giêsu lập.

Những người theo đạo Công giáo nếu muốn làm lễ cưới phải học và lãnh ngộ các bí tích, các bí tích này thường được học trong một quá trình dài, khoảng 6-7 năm. Tuy nhiên nếu chú rể hoặc cô dâu không theo đạo Thiên Chúa từ đầu, việc lãnh ngộ các bí tích cũng không mất quá nhiều thời gian.

Vì vậy, để được làm hôn lễ bạn có thể học và gia nhập Công giáo trong vòng vài tháng. Đây được gọi là lớp giáo lý tân lòng, nhằm lãnh ngộ đức tin của bạn đối với Công giáo. Ngoài ra bạn còn phải học giáo lý hôn nhân của giáo hội này.

Đây được xem là nghi thức quan trọng đối với các cặp đôi đạo Thiên chúa giáo

Lễ cưới Phật giáo (Lễ Hằng Thuận)

Như chúng ta đã biết, lễ Hằng Thuận là nghi thức tương đối đặc biệt dành riêng cho lễ cưới được tổ chức trang nghiêm trọng thể tại chùa. Ngoài một vài lễ nghi truyền thống của một đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận lời chúc tụng của hai họ, thì nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng rất cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có được một tương lai lạc quan tươi sáng trên tinh thần giác ngộ giải thoát.

Lễ hằng thuận của các cặp đôi theo tín ngưỡng Phật giáo

Một số nghi thức và thuyết hôn nhân trong lễ Hằng Thuận

Khởi sự hôn nhân, lễ Hằng Thuận đã tạo điều kiện cho cô dâu chú rể được đảnh lễ chư Phật, được Quy y Tam Bảo, được chư Tăng đứng ra chứng minh hôn sự trong bầu không khí thiêng liêng ngay nơi chánh điện qủa là một diễm phúc, đồng thời được qúy Thầy tận tình hướng dẫn đạo lý vợ chồng trong đời sống hôn nhân như lời đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh hay kinh Ca Thi La Việt…

Trên đây là một số thông tin mà về nghi thức lễ cưới phong tục của 3 miền, tùy vào phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, thời gian mà sẽ có những hình thức phù hợp. Nhưng với hình thức nào thì nếu muốn bên nhau trọn đời yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự yêu thương, nhường nhịn và tôn trọng lẫn nhau cô dâu- chú rể nhé!.

Website: https://nuiwedding.com/

28 Tháng Ba, 2021
Nên chú ý trang phục cô dâu trong lễ báo hỷ

Cô dâu mặc gì trong lễ báo hỷ? Lễ báo hỷ cần chuẩn bị gì?

Lễ báo hỷ là một trong những sự kiện cưới mà các cặp đôi phải chuẩn bị, bữa tiệc này mục đích để ra mắt một nửa của người kia. Vậy thì, trong lễ báo hỷ trang phục cô dâu là gì? Và cụ thể lễ báo hỷ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Nui Wedding tìm hiểu nhé! Ý nghĩa của lễ báo hỷ Lễ báo hỷ được […]
24 Tháng Ba, 2021
Lễ ăn hỏi là một trong 3 nghi thức lễ cưới quan trọng của nước ta

Lễ Đen là gì? Lễ đen trong ăn hỏi thường là bao nhiêu

Lễ đen là nghi thức đi cùng với lễ ăn hỏi, được gia đình nhà trai chuẩn bị trước sang nhà gái. Vậy cụ thể lễ đen là gì? Lễ đen trong ăn hỏi chi phí hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng Nui Wedding tìm hiểu nhé! Nói một chút về văn hóa cưới của Việt Nam, trong lễ đính hôn hay thuần việt hơn là lễ ăn hỏi, nhà […]
1 Tháng Ba, 2021
le-an-hoi-7-trap-1

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì và ý nghĩa của nó

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì cũng như ý nghĩa của nó là điều mà nhiều cặp đôi còn thắc mắc và đặt nghi vấn. Bởi lẽ có nhiều vùng miền sẽ có sự khác nhau, gây nên sự hoang mang đối với việc chuẩn bị còn nhiều bỡ ngỡ, chắc hẳn chú rể sẽ mang nhiều câu hỏi. Để mong muốn chuẩn bị cho chuỗi ngày cưới […]
30 Tháng Một, 2021
Cưới hỏi là chuyện cả đời

Thủ tục cưới hỏi miền Trung có gì đặc biệt

Cưới hỏi luôn là một sự kiện trọng đại đối với các gia đình có con cháu đến tuổi dựng vợ gả chồng. Ở Việt Nam, phong tục này còn có vô vàn lễ nghi, hình thức khác nhau, và hôm nay Nui Wedding sẽ cùng bạn tìm hiều thủ tục cưới hỏi miền Trung, nghi thức ở đây được xem là trọng lễ nghi hơn vật chất.  Lễ cưới […]
20 Tháng Mười Hai, 2020

Tất cả các nghi thức lễ cưới nhà thờ đầy đủ nhất

Lễ cưới trong nhà thờ là nghi lễ cực kỳ quan trọng trong cưới – hỏi của người Công Giáo. Lễ cưới có thể được coi là nghi thức quan trọng nhất đối với người con Thiên Chúa. Bởi làm lễ cưới chính tâm hồn, tinh thần, của tình yêu được chứng dám bởi đấng mình tin, là nghi thức chứa đựng tinh túy của tình yêu trong đó, thì […]
18 Tháng Mười Hai, 2020
le-xin-dau

Tráp lễ xin dâu gồm những gì? Thủ tục như thế nào

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về lễ xin dâu trong đám cưới. Những nét đẹp truyền thống trong cưới – hỏi được giữ cho đến ngày nay, là những nét đẹp luôn cần được giữ gìn và bảo vệ nó. Có thể trình tự của những lễ nghi không đơn giản, có chút cầu kỳ, nhưng những nghi thức đó, để ý kĩ cũng chính là những nghi […]
11 Tháng Mười Hai, 2020

Lễ dạm ngõ – Các thủ tục chuẩn bị gồm những gì

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Trong quá trình cưới hỏi truyền thống, cô dâu chú rể Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ quan trọng, theo thứ tự là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. […]
24 Tháng Mười Một, 2020
Lễ gia tiên gặp mặt hai họ

Tiết lộ ý nghĩa lễ cưới hỏi truyền thống Việt Nam

Hãy cùng tìm hiểu những thủ tục và nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam từ lễ cưới hỏi, lễ cưới công giáo, lễ cưới miền nam, trung, bắc, lễ cưới miền tây, bên cạnh đó là trong một lễ cưới gồm những gì và hình ảnh một số lễ cưới đẹp cùng với Nui Wedding nhé!   Lễ cưới truyền thống Việt Nam Lễ cưới được xem là chuyện trọng […]
0909 126 809