Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì và ý nghĩa của nó

le-an-hoi-7-trap-1

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì cũng như ý nghĩa của nó là điều mà nhiều cặp đôi còn thắc mắc và đặt nghi vấn. Bởi lẽ có nhiều vùng miền sẽ có sự khác nhau, gây nên sự hoang mang đối với việc chuẩn bị còn nhiều bỡ ngỡ, chắc hẳn chú rể sẽ mang nhiều câu hỏi. Để mong muốn chuẩn bị cho chuỗi ngày cưới được chỉnh chu, dành đến người bạn đời của mình. Vậy nên, sau đây Nui Wedding sẽ chia sẻ chi tiết về tráp lễ cũng như ý nghĩa của nó, một phần để chú rể tự tin, không còn bỡ ngỡ và có sự chuẩn bị chu đáo cho ngày vui của mình.

Ý nghĩa của tráp hỏi 

Nhắc đến tráp hỏi ta sẽ thấy có nhiều sự khác biệt giữa vùng miền, có một số vùng sẽ để tráp hỏi là số chẵn hay một số vùng sẽ làm tráp hỏi với số lẻ. Trước tiên ta sẽ điểm qua ý nghĩa của tráp hỏi, nó chính là biểu trưng cho lễ vật được mang đến nhà gái với ý nghĩa xin được gả con gái cho chàng. Truyền thống này được truyền lại bao đời nhằm đề cao giá trị của người con gái, để mỗi người con gái nhận được sự tôn trọng và sự chân thành khi chàng trai muốn cô gái làm vợ của mình.

le-an-hoi-7-trap

le-an-hoi-7-trap

Tại sao tráp hỏi lại có chẵn và lẻ?

Mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán riêng, vậy nên phong tục cưới hỏi cũng có phần khác nhau với quan niệm khác nhau. Để duy trì nét đẹp phong tục tập quán cưới hỏi người Việt Nam, cho đến ngày nay, mỗi vùng miền vẫn cố gắng phát huy văn hóa phong tục của địa phương mình.

le-an-hoi-7-trap-

le-an-hoi-7-trap-

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai bày tỏ lòng thành của mình qua lễ vật ăn hỏi và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô dâu chú rể. Với người Bắc số tráp lễ vật ăn hỏi thường là số lẻ 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp… Với người miền Nam số lượng tráp là số chẵn 6 tráp, 8 tráp, 10 tráp…theo Nui Wedding tìm hiểu thì mỗi vùng có những quan niệm riêng về số tráp lễ trong đám hỏi như:

Tráp lễ ăn hỏi miền Bắc 

Người miền Bắc cho rằng, số tráp ăn hỏi là số lẻ để đem lại sự may mắn tốt lành cho cô dâu chú rể. Số lẻ theo quan niệm xưa là con số của sự phát triển vươn lên trong cuộc sống, sinh sôi nảy nở con đàn cháy đống. Đồng thời, số lễ vật trong mỗi tráp lại bắt buộc là con số chẵn tượng trưng cho sự có đôi có cặp bền lâu của cuộc hôn nhân sắp tới.

Tráp lễ ăn hỏi miền Nam

Người miền Nam lại cho rằng, số tráp ăn hỏi phải là con số chẵn, con số của tài lộc tấn tới. Ví dụ như con số 6 thường được nghĩ đến như 1 con số phát tài phát lộc, rất được ưa chuộng. Đồng thời, đồ lễ vật ăn hỏi trong mâm tráp lại phải là con số lẻ, tượng trưng cho sự may mắn phát triển của cuộc hôn nhân, hay một số gia đình vẫn giữ con số chẵn trong lễ vật.

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì?

Trầu cau

Trau-cau-an-hoi

Đây là lễ vật không thể thiếu trong những tráp ăn hỏi theo vùng miền. Trầu cau tượng trưng cho sự mở đầu câu chuyện, ngoài ra còn mang ý nghĩa cho sự thủy chung, son sắc của đôi vợ chồng. Nên chọn trầu, để ý chọn những lá tươi, nguyên vẹn và xanh mướt và có hình dáng đẹp. Cau phải nguyên cành lựa chọn tùy theo số trái, không xé và cắt tỉa thật đẹp mắt nguyên vẹn, cau tươi xanh quả tròn đều nhau. Tráp trầu cau thường được hình tạo hình núi, hoặc dựng cây cau dây trầu cho đẹp mắt.

Hoa quả

trap-hoa-qua

Hoa quả là tráp được sử dụng hầu hết trong đám hỏi, thường được kết lại gồm các loại hoa quả tươi ngon nhất. Tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân khỏe sắc, nảy nở với sự khởi đầu nhiều vị trong cuộc sống của vợ chồng trẻ mang đến lời chúc phúc đến đôi vợ chồng trẻ. Tráp hoa quả thường được kết rồng phượng tạo nên hình dáng ấn tượng và đẹp mắt.

Tráp bánh cốm

Bánh cốm lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Bắc. Những chiếc bánh cốm là đặc trưng của văn hóa miền Bắc, chính vì vậy, bánh cốm được đưa vào tráp lễ trong ăn hỏi, để lan tỏa vẻ đẹp vùng miền. Đồng thời, bánh cốm mang ý nghĩa đến sự khăng khít giữa đôi vợ chồng mới trong đời sống. Đây là lễ vật thứ 3 trả lời cho câu hỏi lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì?

Bánh phu thê

Bánh phu thê là bánh có chiều sâu ý nghĩa đến đôi uyên ương, vậy nên tráp lễ là bánh phu thê mang nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa của bánh phu thê âm dương giao hòa tinh tế của nó. Thay vì dùng lá dừa làm hộp bánh như trước kia, người ta thay bằng giấy bóng kính, buộc bánh bằng ruy-băng màu. Ở nhiều nơi, người ta không còn thấy màu vàng của vỏ bánh phu thê nữa, mà thay vào đấy là màu đỏ, màu trắng nhưng vẫn vuông tròn, mềm dẻo, thơm ngon… và vẫn chứa đựng trong đó ý niệm thủy chung, son sắt nhắn gửi tới những đôi uyên ương vào ngày cưới.

Mứt hạt sen

Trong lễ vật ăn hỏi của người Hà Nội, mứt hạt sen được nhiều cặp đôi yêu thích và làm tráp lễ ăn hỏi. Vị ngọt ngào hòa quyện hương thơm của hạt sen là mong ước cho sự chia ngọt, sẻ bùi trong cuộc sống mới của đôi tân hôn. Mứt hạt sen cũng là biểu tượng cho lộc con cái, kết tinh của tình yêu đôi lứa.

Tráp rượu, thuốc lá

Trong tráp ăn hỏi còn bao gồm rượu vang và thuốc lá mang ý nghĩa giữ gìn văn hóa dân tộc, thường là đầu câu chuyện của bậc gia trưởng với nhau, một phần tượng trưng cho lời xin phép đến ông bà tổ tiên. Cả hai lễ vật này được sắp xếp gọn gàng cùng nhau. Bên ngoài được phủ vải đỏ để tăng sự sang trọng.

Tráp chè

Chè là thức uống quen thuộc của ông bà ta từ xa xưa, mang đậm hương vị truyền thống. Đây là lễ vật thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với những người bề trên. Khi kết hợp với mứt hạt sen sẽ mang một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc. Chính vì, không thể thiếu tráp chè tráp ăn hỏi 7 lễ của người Hà Nội.

le-an-hoi-7-trap-1

Trên đây là Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì và ý nghĩa của nó, với những thông tin chi tiết với ý kiến tương đối. Mong rằng đôi bạn sẽ chuẩn bị cho đám hỏi của mình được thật chu đáo và chỉnh chu cũng như có ý nghĩa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  •  Địa chỉ: 200 – 202 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM
  •  Hotline : 0909 946 202 – 092 7879 809
  • Websitehttps://nuiwedding.com/
0909 126 809