Lễ đen là nghi thức đi cùng với lễ ăn hỏi, được gia đình nhà trai chuẩn bị trước sang nhà gái. Vậy cụ thể lễ đen là gì? Lễ đen trong ăn hỏi chi phí hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng Nui Wedding tìm hiểu nhé!
Nói một chút về văn hóa cưới của Việt Nam, trong lễ đính hôn hay thuần việt hơn là lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị những mâm tráp để sang hỏi cưới nhà gái như: khay rượu Heo quay, xôi gấc, trầu cau, hoa quả, nước ngọt để sang thưa chuyện nhà gái. Bên cạnh những lễ vật được nhắc đến ở trên, sẽ có một khay riêng, khay này được để một khoản tiền, đây được gọi là lễ đen.
Tuy nghi thức này vẫn luôn có từ muôn đời nay, nhưng với những cặp đôi trẻ thường không hề biết đến lễ đen, vẫn còn khá xa lạ với cái tên của nghi lễ này.
Đối với tục lệ cưới truyền thống, trong lễ ăn hỏi có những lễ vật là các tráp, sẽ có một phần lễ vật khác được gọi là lễ đen. Lễ đen còn có cái tên khác là lễ nạp tệ hay lễ nạp tài, một số địa phương ở khu vực miền núi còn có tên gọi là lễ tiền cheo, tùy thuộc và từng vùng miền ở Việt Nam, mà lễ đen sẽ gắn với những tên gọi khác nhau.
Lễ đen là một phần tiền mặt, được nhà trai đưa sang gia đình nhà gái, thể hiện thành ý về sự biết ơn, nghĩa sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu nên người, để cô dâu có thể trở về làm dâu nhà họ, trở thành một người vợ hiền, một nàng dâu thảo đối với gia đình chồng.
Ý nghĩa của lễ đen là sự gắn kết của hai bên gia đình, như một hình thức tri ân trả ơn gia đình nhà gái, tất nhiên khoảng tiền đó dù nhiều hay ít cũng không thể so được với công lao và tình cảm của cha mẹ dành cho con gái mình, nhưng lễ đen chính là sự tri ân của nhà trai dành cho nhà gái, cũng là sự nguyện ước về cuộc sống hạnh phúc của các con sau này.
Số tiền trong nghi thức lễ đen sẽ được đặt trong phong bì, phong bì này có thể là phong bì thư thông thường, hoặc phong bì kiểu cách một chút, ví dụ như có màu đỏ, in rồng phượng, uyên ương hoặc chữ hỷ, tuy nhiên hãy lựa chọn phong bao hình chữ nhật, hoặc ít nhất là bao lì xì để thẳng tờ tiền.
Số phong bì được chia ra bắt buộc phải là số lẻ, thường là 1, 3 hoặc 5. Một cách tính khác, số lượng phong bì sẽ phụ thuộc vào số bát hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.
Phong bì lì xì được đặt trên một chiếc tráp gỗ, cùng với trầu têm cánh phượng cũng như phần sính lễ, phần lễ đen sẽ được đại diện nhà trai đưa vào nhà gái trước, đằng sau là đội bưng tráp.
Người xưa quan niệm, số tiền thách cưới càng cao, con gái mình càng có giá. Nhưng đây chỉ là quan niệm của người xưa, hiện nay với sự bình đẳng nam nữ, người con gái không thể xem là món hàng để định giá. Tuy nhiên phần tiền của lễ đen vẫn được xem là hình thức được lưu giữ cho đến nay,
Sẽ tùy thuộc vào từng địa phương mà tiền tráp lễ sẽ được tính là bao nhiêu, có nơi vẫn giữ hủ tục và tiền lễ đen có thể lên đến vài chục triệu, những gia đình có điều kiện kinh tế, nhà trai có thể gửi gắm nhà gái với số tiền lên đến hàng trăm triệu. Nhưng về căn bản, đối với những gia đình có kinh tế thông thường, số tiền sẽ từ 3 – 15 triệu, tuy vào mong muốn của nhà gái và điều kiện của nhà trai, sau đó sẽ chia đều số tiền nếu như chọn 3 hoặc 5 phong bì.
Đám hỏi được xem là nghi thức bắt buộc trong lễ cưới. Tuy nhiên nếu hai gia đình ở cách xa nhau, vẫn có thể gộp lễ hỏi và lễ cưới làm một. Trong lễ hỏi, khi nhà gái chính thức nhân lễ tráp từ nhà trai, cũng tức là nhà gái danh chính ngôn thuận gả con gái cho nhà trai, cô dâu cũng chính thức trở thành vợ sắp cưới của chú rể và ngược lại, lễ cưới được xem là lễ công bố chính thức việc hai người là vợ chồng trước bàn thờ gia tiên, cũng như các vị quan khách của hai nhà.
Nhưng đối với đám hỏi, sẽ tốn bao nhiêu chi phí? Đây là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi trước khi chuẩn bị nên vợ nên chồng. Thực tế, chi phí đám hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm là những yếu tố căn bản được nêu dưới đây.
Tùy theo từng địa phương vùng miền, sẽ có cách thách cưới về số tráp cũng như số tráp chẵn hay lẻ, thông thường ở miền nam sẽ là số tráp chẵn, ví dụ 4, 6, 8, 10 tráp, còn ở miền Bắc số tráp sẽ là số tráp lẻ gồm: 5,7,9,11 tráp.
Lễ tráp sẽ bao gồm bánh phu thê, bánh cốm được tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, ngoài ra sẽ còn có xôi, thịt heo quay, trầu cau, bánh kẹp và không thể thiếu rượu trong mâm quả.
Theo quan niệm từ thời xưa, gả con gái theo chồng thì con mình người thành con người ta, tức là “dâu là con, rể là khách”, nhà trai có thêm một đứa con, còn nhà gái chỉ có thêm một vị khách mà thôi, vì vậy mâm tráp mang theo sự biết ơn của nhà trai đối với nhà gái, mâm tráp càng lớn tức là ơn nghĩa sinh thành, giáo dục cô dâu càng cao vời vợi. Nhà trai có trách nhiệm và nghĩa vụ phải biết ơn và hoan hỉ điều đó.
Khi quyết định được số lượng tráp bê sang nhà gái, nhà trai và nhà gái, cô dâu chú rể sẽ thuê hoặc nhờ hỏi những người bạn của mình có thể bê tráp giúp hay không.
Số người bê tráp hai bên phải bằng nhau, nam thanh nữ tú phải trẻ hơn cô dâu chú rể và còn độc thân, chưa kết hôn lần nào, trang phục sẽ do các cặp đôi quyết định cho đội bê tráp, nên nhớ phải chọn quần áo có họa tiết và màu sắc giống nhau.
Thông thường đám hỏi tại nhà ai sẽ do nhà đó chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, đám hỏi diễn ra chủ yếu tại nhà gái nên dựng cổng rạp trong buổi lễ đính hôn sẽ được bên cô dâu đầu tư kỹ lưỡng hơn. Tùy vào số lượng khách mời mà nhà gái sẽ thuê rạ . Nhà trai có thể thảo luận trước bên đàng gái để hỗ trợ nếu như có thành ý.
Ở buổi lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ phải thuê xe đưa đón họ hàng cùng dàn bê tráp sang nhà cô dâu, tham dự lễ ăn hỏi. Tùy thuộc vào số người cũng như khoảng cách xa gần mà nhà chú rể sẽ tính toán, số lượng bao nhiêu. Và khoản chi phí thuê xe sẽ do nhà trai sẽ chi trả
Tìm hiểu nhiều thông tin tại Nui Wedding
Bằng các thông tin cá nhân dùng để đặt hẹn, xem như đồng ý cho phép chung tôi tiếp thị quảng cáo