Đám cưới luôn là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của đời người, đây cũng là bước ngoặt làm mới cuộc sống hiện tại của cô dâu chú rể. Vì vậy “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các bạn nên chú ý một số kiêng kỵ trong một đám cưới, để lễ cưới của hai bạn có thể diễn ra suôn sẻ nhất. Ví dụ như kiêng 2 đám cưới trong 1 năm.
Hãy cùng Nui Wedding tìm hiểu có nên tránh chuyện kiêng 2 đám trong 1 năm hay không, cũng như một số điều kiêng kỵ khách cô dâu chú rể cần lưu ý nhé!
Khi đã nghĩ đến chuyện kết hôn và quyết định về chung một nhà thì hai bạn phải hiểu rằng cả cuộc đời về sau của bạn sẽ thay đổi, sẽ có thêm một người hoặc cả một gia đình mà bạn cần chăm lo, có nghĩa vụ và trách nhiệm với họ, vì vậy hãy chuẩn bị thật là chu đáo và kỹ lưỡng. Hôn nhân vẫn chỉ nên và luôn luôn là chuyện của 2 người, hôn nhân xuất phát từ tình yêu, sự bền chặt qua tháng năm dài đã ở cạnh thấu hiểu nhau và tin rằng đây chính là một nửa còn lại của mình.
Trong văn hóa Việt Nam, cưới xin được xem như một nghi lễ, cách thức. Vì vậy trong sẽ có rất nhiều điều nên làm và kiêng kỵ khi tổ chức nghi thức cưới. Các bạn trẻ tất nhiên chỉ cưới duy nhất một lần trong đời sẽ không thể nắm được những điều nên tránh từ thời xa xưa đến giờ, hãy đọc hết bài viết để tránh những điều được xem là không tốt cho cuộc hôn nhân nếu như thực hiện trong cuộc lễ cưới nhé!
Đám cưới là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời bạn, nhưng trong một số gia đình, vì một số lý do bất khả kháng mà hai con trong nhà cần làm đám cưới trong một năm. Tuy nhiên họ không biết là, cứ phải trong gia đình không thể cưới hai con cùng một năm hay không, cụ thể là như thế nào? Trong phần này, Nui Wedding sẽ nói rõ hơn về việc có nên kiêng 2 đám cưới trong 1 năm không?
Mặc dù phần thông tin hơi mơ hồ rằng có kiêng hai đám cưới trong một năm liệu có đúng hay không, nhất là nhà có cưới hai anh em trong 1 năm có nên không? Và làm thế nào để cho thuận tiện nhất và không làm ảnh hưởng đến con mình.
Từ xa xưa, việc tổ chức đám cưới cho hai con của mình trong cùng một năm là một trong những điều kiêng kỵ nhất hiện nay. Người ta thường nói rằng việc 2 anh em cùng cưới trong 1 năm đó là điều rất may mắn vì trong 1 năm mà rước về nhà nhưng 2 nàng dâu và có cháu sẽ vui hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng để được như vậy thì chọn ngày, giờ, tháng tốt cho cả hai con, và không gây ảnh hưởng đến gia đình, cho nên nếu như hai anh em cưới chung một năm vẫn được. Đối với trường hợp cô dâu đã có bé cần phải cưới gấp trong một năm luôn.
Đối với 2 anh em trai thì vậy còn 2 chị em gái thì sao? Việc gả cùng lúc 2 chị em trong một năm thì đó là phạm phải điều đại kỵ từ xưa đến nay. Việc gả 2 chị em gái trong một năm sẽ khiến cho hôn nhân của họ không suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió có thể dừng giữa chừng, may mắn và hạnh phúc không đến với họ.
Hiện tại, vẫn chưa có một nhà nghiên cứu nào nói việc cưới 2 chị em trong một năm là không được, nhưng đa số nhiều gia đình họ nghĩ rằng kiêng kỵ vẫn hay hơn, tránh những điều không hay xảy đến.
Không những vậy việc gả một năm 2 chị em thì còn lại bị những lời bàn ra, tán vào chẳng hạn như cưới gấp để chạy bầu, những lời nói không hay ho gì. Nhưng nếu 1 năm mà 2 chị em cùng cưới thì bố mẹ sẽ thấy thiếu vắng hơn, đùng một cái 2 chị em lấy chồng hết.
Một trong lý do mà hầu như có những gia đình không cho 2 chị em cưới trong một năm là do điều kiện kinh tế của gia đình hạn hẹp và có những ý kiến trái chiều cho rằng 2 chị em cưới trong một năm là xui xẻo sẽ mang lại một hạnh phúc không trọn vẹn.
Hiện nay mặc dù nhiều người đã không còn kỵ cưới vào tháng giêng, nhưng với quan niệm trước đây của ông bà ta. Tháng giêng là tháng ăn chơi, cũng là tháng đưa ông bà tổ tiên về dịp đầu năm, nên mới được gọi là tết đoàn viên của Việt Nam. Vì vậy, trong tháng này không nên lo nghĩ về việc tổ chức cưới hỏi, rất phức tạp. Ông bà cũng quan niệm cưới vào tháng giêng, cô dâu chú rể sẽ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
Tháng 7 là tháng của Ngưu Lang – chức nữ gặp lại nhau sau 1 năm cách xa nhau, tháng này có ý nghĩa thể hiện được 1 tình yêu tuyệt vời nhưng song song số phận của họ lại không được ở bên nhau. Chính vì vậy, nhiều người thường kiêng tháng 7 vì không muốn giống như Ngưu Lang – Chức nữ.
Không những vậy, tháng 7 còn là tháng cô hôn, âm khí vãng lai rất nhiều, kiêng cưới hỏi, mua đồ, cắt tóc,…
Những ngày này chắc bạn không hề xa lạ gì vì đây là ngày ăn chay, niệm phật không được sát sinh. Những ngày này thường được kiêng bởi không được sát sinh, tránh rước những điều xui xẻo, không may mắn cho cô dâu, chú rể.
Đây là những vấn đề rất được quan tâm khi làm đám cưới hiện nay. Nếu nhà bạn có đám tang mới xảy ra, tốt nhất không nên cưới tránh mang lại những điều không may mắn, không hạnh phúc cho bạn.
Ngoài ra, đám cưới là ngày quan trọng nhất của 2 vợ chồng thế cho nên khi nhà có người thân mới mất thì sẽ hoãn lại ngày cưới. Theo phong tục của ông bà xưa thì nếu nhà có bố/ mẹ mất thì con cái thường phải để tang 3 năm, không nhất thiết là 3 năm mà tùy vào từng thành viên mà có thời gian để tang khác nhau.
Ngoài ra, một điều mà cũng được kha khá người quan tâm đó là sắp cưới có nên đi đám ma hay không? Liệu đi có bị làm sao không và có nên đi hay không thì sau đây chúng tôi sẽ giải đáp hết cho bạn dưới đây nhé.
Nếu trước khi đám cưới sắp diễn ra thì tốt nhất là bạn không nên đi đám ma, bởi đám cưới là ngày quan trọng mang tính chất hạnh phúc, vui vẻ còn đám ma thì mang lại sự đau thương, nỗi buồn, đáng tiếc. Việc kiêng kỵ là nếu bạn sắp tổ chức đám cưới thì tốt nhất không nên đi đám ma để nhằm mục đích vô tình gặp phải những điều không may mắn, không hạnh phúc và gặp những chuyện xui xẻo.
Chính vì vậy điều tốt nhất mà bạn nên làm bây giờ sẽ là tránh đi đám ma và gặp phải đám ma, có như vậy mới không làm hưởng đến cuộc sống hôn nhân và khiến cho lễ cưới hoàn thành suôn sẻ, vui mừng.
Website: https://nuiwedding.com/
Bằng các thông tin cá nhân dùng để đặt hẹn, xem như đồng ý cho phép chung tôi tiếp thị quảng cáo