Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh năm 2020 – 2021

Người khác tỉnh có làm thủ tục đăng ký kết hôn dễ không?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho cô dâu chú rể ở khác tỉnh khi đăng ký thủ tục kết hôn, để các bạn có thêm thông tin trước khi làm giấy tờ và chuyển về một nhà với nhau nhé!

Quy định về Luật hôn nhân và Gia Đình

Danh mục chính

Luật Hôn nhân và gia đình quy định một cuộc hôn nhân hợp pháp và được công nhận sau khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định của pháp luật hiên hành thì việc kết hôn của nam nữ phải được thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Để thực hiện được việc đăng ký kết hôn thì các chủ thể phải đáp ứng được các điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Sau khi có đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì các bên cần phải hiểu rõ về thẩm quyền đăng ký kết hôn và trình tự đăng ký kết hôn để đảm bảo đăng ký kết hôn hợp pháp. Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: các đối tượng có mong muốn kết hôn thực hiện kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật và việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Luật hôn nhân và gia đình

Thứ nhất về điều kiện về chủ thể và thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để thực hiện việc đăng ký kết hôn thì người kết hôn phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Trước hết phải đáp ứng về độ tuổi kết hôn đối với nam giới phải đủ từ 20 tuổi trở lên, với nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên là độ tuổi đủ trưởng thành về mặt nhận thức để lập gia đình.

Về ý chí của hai bên, khi kết hôn để được pháp luật ghi nhận là kết hôn hợp pháp thì giữa nam và nữ phải có ý chí tự nguyện để kết hôn với nhau, đến với nhau bằng mong muốn chung sống với nhau hợp pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình, không có yếu tố lừa dối, giả tạo để kết hôn hay có yếu tố cưỡng ép người khác để kết hôn.

Người thực hiện việc kết hôn phải là người không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, đủ tỉnh táo và minh mẫn để kết hôn với người khác.

Việc kết hôn với người khác hợp pháp còn phải đáp ứng điều kiện là không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật ví dụ như: Người nào đã kết hôn thì không được kết hôn với người khác, hoặc biết người khác đã có vợ, hoặc có chồng rồi nhưng vẫn cố tình kết hôn với người khác.

Hoặc pháp luật cũng cấm kết hôn đối với những trường hợp đối tượng kết hôn là những người có quan hệ thân thích trong gia đình, trong dòng máu trực hệ hoặc phạm vi 3 đời. Cấm kết hôn giữa các đối tượng đã là cha, mẹ, con nuôi với nhau hợp pháp, hoặc họ đã từng là cha, mẹ con nuôi. Cấm hôn kết hôn giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con rể, con dâu; giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế.

Người kết hôn có năng lực hành vi dân sự

Theo đó theo quy định của pháp luật hộ tịch thẩm quyền để đăng ký kết hôn không có yếu nước ngoài là thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Trong đó nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật cư trú là chỗ ở mà người công dân đó đang thường trú hoặc tạm trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc hiện tại đang sinh sống, theo đó  xác định có thể là nơi một trong hai bên  đang tạm trú hoặc đang thường trú. Như vậy, đối với trường hợp kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì hai bên có thể lựa chọn ủy ban nhân dân xã nơi một trong hai bên đang tạm trú hoặc thường trú đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

theo quy định của pháp luật thẩm quyền đăng ký kết hôn là thuộc về Uỷ ban nhân cấp huyện. Trong đó UBND cấp huyện đang là nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ  thực hiện các thủ tục  đăng ký kết hôn đối với các đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, ví dụ: giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, công dân Việt Nam  với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài..vv

Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh

Đối với vấn đề kết hôn giữa hai bên nam nữ ngoài việc đáp ứng điều kiện để kết hôn thì  phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Nếu các bên thực hiện việc kết hôn nhưng không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật đây là vợ chồng hợp pháp.

Thứ hai, Về thủ tục và trình tự đăng ký kết hôn khác tỉnh theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành như sau

Bước đầu tiên hai bên nam nữ phải chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn theo quy định của luật.Khi các bên nam nữ đã đáp ứng được điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì hai bên sẽ chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên bao gồm:

– Mỗi bên chuẩn bị Giấy xác nhận tình trạng độc thân theo đúng quy định của pháp luật,

– 01 Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu được ban hành theo quy định của pháp luật,

– Giấy tờ nhân thân của hai bên: Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.

– Sổ hộ khẩu gia đình của hai bên nam nữ

Thủ tục đăng ký kết hôn cho người khác tỉnh

Thông tin về thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh

Dù nơi thường trú hoặc tạm trú của hai bên là khác tỉnh thì hồ sơ khi đăng ký kết hôn cũng không có gì khác biệt, các bên chỉ cần chú ý về thẩm quyền xin giấy xác nhận tình trạng độc thân theo từng địa phương thường trú của mỗi người.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các bên tiến hành nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ do các bên tự lựa chọn.

Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ

Nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ trong vòng 5 ngày. Khi thực hiện  đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền và không được phép ủy quyền cho bất kỳ ai.

Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ cùng  ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Người khác tỉnh có làm thủ tục đăng ký kết hôn dễ không?

1. Có KT3 đăng ký kết hôn được không? (Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh)

Luật cư trú cũng có quy định nơi cư trú tại Điều 12 Luật cư trú và được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Điều kiện kết hôn cho người khác tỉnh

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Điều 5. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì việc đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể tiến hành ở nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên nam, nữ.

Thứ hai, hồ sơ khi đăng ký kết hôn: nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và kèm theo đó là giấy chứng nhận độc thân của hai người.

Điều 21 của Nghị Định 123/2015/NĐ-CP có quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Gi ấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Website: https://nuiwedding.com/

0909 126 809